amazing anal sex

Những nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp thương hiệu?

tranh chap thuong hieuTrong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh ngày càng quyết liệt thì người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu trong đời sống kinh doanh của họ.

Chúng ta thường nói nhiều đến thương hiệu, vậy hiểu thế nào cho đúng về thương hiệu?

Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ "thương hiệu" mà chỉ có thế hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau: "Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dich vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp khác"

Pháp luật chỉ bảo hộ các dấu hiệu phân biệt (các yếu tố cấu thành thương hiệu) nếu đã đăng ký (như đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp...) chứ không bảo hộ hình tượng về sản phẩm, hàng hoá cũng như doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến một phần của thương hiệu là Nhãn hiệu hàng hóa.

Tranh chấp thương hiệu là gì? Nguyên nhân do đâu phát sinh tranh chấp?

Tranh chấp thương hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều thương hiệu mà trong đó các bên cho rằng thương hiệu được đăng ký thuộc quyền sở hữu của mình và việc đăng ký thương hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trên thị trường hiện nay việc tranh chấp thương hiệu giữa các doanh nghiệp xảy ra không ít, vậy nguyên nhân là do đâu? Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến một số khía cạnh như sau

1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

+ Khi đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình ra thị trường vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu) của mình. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam "Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;". Có nghĩa là mỗi cá nhân/ tổ chức muốn độc quyền sử hữu thương hiệu của mình thì buộc chủ thể phải tiến hành việc đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đặc biệt khác.

Ví dụ: VietAir được công ty cổ phần hàng không VietJet nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền năm 2007, tuy nhiên trên thực tế Vietnam Airlines đang sử dụng thương hiệu Viet Air nhưng chưa thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho các dịch vụ mình cung ứng, Viet Air của Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ mất thương hiệu này. Tranh chấp thương hiệu xảy ra.

+ Khi đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình ra thị trường quốc tế, khá nhiều các doanh nghiệp xảy ra việc tranh chấp thương hiệu dẫn đến không được phép xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia đó, thậm chí còn đứng trước việc bị "cướp" mất thương hiệu, mà nguyên nhân là do doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia mà mình tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ: Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam đã do Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd. đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc với thương hiệu "BUON MA THUOT & chữ Trung Quốc" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc. Nếu chúng ta không dành lại được quyền sở hữu đối với nhãn hiệu trên thì:

Hậu quả chắc chắn: Chúng ta không thể xuất khẩu cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột sang thị trường Trung Quốc.

Hậu quả có thể: Xin lưu ý rằng, chưa có nhà quản lý, nhà khoa học cảnh báo về "hậu quả có thể" mà chúng ta phải gánh chịu. Đó là, nếu Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd. sử dụng quyền ưu tiên 6 tháng đối với nhãn hiệu theo quy định của Công ước Paris để phát triển hai nhãn hiệu trên sang thị trường của các quốc gia là thành viên của Công ước Paris (số lượng các quốc gia này rất lớn, trong đó phải kể đến Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu). Mặt khác, Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd. cũng có thể đã sử dụng Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid để phát triển hai nhãn hiệu trên ra thị trường nước ngoài.

Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên - thương hiệu được đánh giá là nổi bật nhất của cà phê Việt Nam đã bị một công ty của Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ. Sau hai năm thương thảo, công ty này đã chấp nhận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.

Ngoài ra, có hàng loạt các thương hiệu mà Việt Nam đã đánh mất:

- Nước mắm Phan Thiết đã bị một công ty ở Mỹ đăng k ý thương hiệu từ năm 1999.

- Thuốc lá Vinataba - thương hiệu thuốc lá hàng đầu Việt Nam đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 09 nước trong ASEAN.

Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình khi tiến hành mở rộng thị trường ra thế giới, sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài nhiều doanh nghiệp đánh mất thương hiệu của chính mình . Và không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn được trả lại thương hiệu như cà phê Trung Nguyên.

+ Khi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ báo cho chủ thể biết nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do rất đơn giản là ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến công việc,... và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải trá giả cho vấn đề này.

tranh chap thuong hieu1

2. Một nguyên nhân khác dễ thấy là việc một số chủ thể lợi dụng chủ thể đích thực không đăng ký bảo hộ thương hiệu nên đã "nhanh chân" dùng chính nhãn hiệu của người khác để tiến hành việc đăng ký dưới tên của mình.

Mục đích của đối tượng này là:

+ Ngăn cản trái phép quyền lợi hợp pháp của người có thương hiệu hoặc;

+ Đầu cơ tên nhãn hiệu để chào bán cho chủ sở hữu đích thực với giá cao nhằm kiếm lợi bất chính.

+ Hoặc những công ty lợi dụng sơ hở, họ là bên được chuyển giao/ ủy quyền nhưng họ lại đi đăng ký để chiếm quyền sở hữu của chủ sở hữu và như thế lại xảy ra tranh chấp thương hiệu.

Như vậy, để có vị thế phát triển vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu mạnh cho riêng mình. Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc trong thị trường.


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780