amazing anal sex

LUẬT SƯ HÀ KIM TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ĐA CẤP

        Gần đây, trên cả nước đã có nhiều công ty kinh doanh đa cấp biến tướng gây hậu quả nghiêm trọng. Trước tình trạng đó, dư luận rất quan tâm và e ngại về hình thức kinh doanh này. Dưới góc nhìn pháp luật, luật sư Hà Kim Tâm - Giám đốc công ty Luật Hà Trần đã cung cấp thêm thông tin cho người dân và những người quan tâm đến hình thức kinh doanh đa cấp này.

 

Luật sư Hà Kim Tâm tham gia tọa đàm tư vấn pháp luật về hình thức kinh doanh đa cấp


-  MC: Thưa luật sư, bán hàng đa cấp được hiểu như thế nào?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Bán hàng đa cấp là mô hình kinh doanh được du nhập vào Việt Nam từ trước năm 2004.  Từ năm 2004, khái niệm kinh doanh đa cấp được luật hóa tại “Luật cạnh tranh 2004”. Đến nay, đã có nhiều văn bản pháp luật ban hành để hoàn thiện khái niệm về hình thức kinh doanh đa cấp.

          Tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 42 (Nghị định mới nhất về hình thức kinh doanh đa cấp) cho rằng: kinh doanh đa cấp là một phương thức tiếp thị hàng hóa thông qua mạng lưới người tiêu dùng gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng hoa hồng, lợi ích từ kết quả kinh doanh của họ, do chính mạng lưới mà họ xây dựng nên.

         Như vậy, về bản chất thì kinh doanh đa cấp là một phương thức bán lẻ đến trực tiếp tay người tiêu dùng, người kinh doanh được hưởng lợi ích từ chính kết quả kinh doanh của họ. Đây là một mô hình kinh doanh tiến bộ được nhu nhập từ phương Tây vào Việt Nam.

 

>>>  Vì sao có nhiều người bị bẫy đa cấp đến vậy? Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

 >>> Nghị định 110 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

>>> Nghị định 42 về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp


- MC: Thưa luật sư, tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp có được nhà nước cho phép không?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Kể từ năm 2004, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ghi nhận sự tồn tại của mô hình kinh doanh đa cấp như: luật cạnh tranh 2004, Nghị định 110 năm 2005, Nghị định 42 thay thế Nghị định 110, Thông tư 24 hướng dẫn thực hiện Nghị định 110. Ngoài ra còn có: Nghị định 185, Nghị định 124, Nghị định 71,…được ban hành liên quan đến kinh doanh đa cấp.

          Các văn bản pháp luật trên đã tạo ra một hành lang pháp lý về lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Đồng thời, các chế tài về dân sự, hình sự cũng được xây dựng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh này.

          Có thể tóm gọn rằng: Kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh được nhà nước cho phép tại Việt Nam và chúng ta hoàn toàn có thể kinh doanh ở lĩnh vực này nếu chúng ta lựa chọn.

- MC:  Như vậy, hình thức kinh doanh đa cấp đã có một hành lang pháp lý rất vững chắc. Luật sư có nói về Nghị định 110, Nghị định 42, Luật cạnh tranh năm 2004,… mà mới nhất là Nghị định 42 của Chính phủ. Vậy Luật sư có thể cung cấp những điểm mới nhất về Nghị định 42 so với các văn bản luật trước đây được không ạ?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Gần đây, Chính phủ ban hành thêm Nghị định 42 thay thế Nghị định 110 trước đó. Đây là một việc làm hết sức thiết thực nhằm tăng cường hiệu quả của việc quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh đa cấp; đồng thời, bảo vệ những công ty và cá nhân kinh doanh đa cấp chân chính.

Nghị định 42 có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Chính phủ quy định các đối tượng hàng hóa không được phép kinh doanh đa cấp (như thuốc, các thiết bị y tế, thuốc bảo vệ thực vật,…). Tất cả các loại hình dịch vụ cũng không thuộc đối tượng của kinh doanh đa cấp.

Thứ 2, vốn pháp định tối thiểu của một công ty đăng ký kinh doanh đa cấp tối thiểu là 10 tỷ đồng thay bằng 1 tỷ đồng như trước kia. Quy định này nhằm sàng lọc những công ty có điều kiện kinh tế, góp phần hạn chế rủi ro cho người tham gia.

Thứ 3, cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước đây là Sở Công Thương của các tỉnh, thành phố, nay đơn vị có thẩm quyền cấp phép là Bộ Công Thương.

Thứ 4, thời hạn cấp phép cho các công ty kinh doanh đa cấp trước đây là vô thời hạn, nay giới hạn thời hạn là 5 năm.

Thứ 5, thời hạn tạm dừng kinh doanh nay được quy định là 12 tháng. Công ty kinh doanh đa cấp tạm dừng kinh doanh quá 12 tháng thì thì doanh nghiệp đó sẽ bị đình chỉ hoạt động.

- MC : Gần đây trên các phương tiện truyền thông có nhiều thông tin về các công ty đa cấp lừa đảo đã bị phát hiện và có thể có cả những công ty chưa bị phát hiện. Tại sao nhà nước lại không có những biện pháp để dẹp những công ty đó đi, thưa luật sư?

-  Luật sư Hà Kim Tâm: Việc đầu tiên tôi muốn cùng các bạn thống nhất cách hiểu về bản chất của việc kinh doanh đa cấp rằng đây là mô hình kinh doanh hợp pháp, được nhà nước cho phép. Bản chất của việc kinh doanh đa cấp không xấu. Tuy nhiên, gần đây có nhiều công ty kinh doanh đa cấp biến tướng, làm sai bản chất của mô hình kinh doanh đa cấp nói chung. Vì vậy, kinh doanh đa cấp bị mang tiếng lừa đảo.

          Cũng không thể nói rằng, trong thời gian qua nhà nước không có sự dẹp bỏ những công ty đa cấp lừa đảo. Trên thực tế, nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp để xử lý các công ty và cá nhân kinh doanh đa cấp trái pháp luật. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã tăng cường quản lý bằng cách ban hành nhiều văn bản pháp luật chặt chẽ  hơn và tăng cường thanh tra, giám sát hơn trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp.

- MC: Thưa luật sư, luật sư có thể cung cấp cho tất cả các anh/ chị ở đây được biết trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp có những biểu hiện lừa đảo như thế nào?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Tôi cho rằng đây là một câu hỏi vô cùng thú vị.

Các công ty kinh doanh đa cấp biến tướng thường có một số hành vi lừa đảo sau đây:

+  Các công ty này sẽ yêu cầu thành viên khi tham gia hệ thống của họ phải đóng hoặc đặt cọc 1 khoản tiền để có tư cách thành viên.

+ Họ cũng có thể yêu cầu thành viên phải mua một lượng hàng nhất định khi tham gia hệ  thống của họ.

+ Yêu cầu thành viên đóng một khoản tiền để duy trì tư cách thành viên. Bởi vậy có rất nhiều người cố xoay sở tiền để duy trì thành viên với mong muốn gỡ gạc lại số tiền trước đó họ đã đầu tư.

+ Ngoài ra, họ còn có một số hành vi sau đây: Tổ chức hội nghị hội thảo ép người tham gia có thu phí; không có chính sách đổi trả hàng; trả thưởng cao  hơn so với quy định của pháp luật; lợi dụng địa vị xã hội để bán hàng đa cấp,…

Những đối tượng kinh doanh đa cấp thường đánh vào tâm lý làm giàu nhanh chóng, hão huyền của người tham gia. Các anh/ chị hãy cảnh giác với các đối tượng có những hành vi như trên để tránh trở thành nạn nhân của bẫy đa cấp.

- MC:  Thưa luật sư, luật sư có thể cho chúng tôi biết những chế tài nào được áp dụng cho những hành vi làm trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp được không ạ?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Như các bạn đã biết, bất kỳ tổ chức cá nhân nào khi thực hiện hành vi trái pháp luật thì họ đều phải trịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả mà họ gây ra. Trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp cũng vậy. Lĩnh vực này đã có những chế tài xử phạt cụ thể được quy định tại Nghị định 185, Nghị định 124 thay thế Nghị định 185, Nghị định 71,…

           Theo đó, những cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp có thể bị phạt ở mức 20 triệu đồng. Đối với những công ty kinh doanh đa cấp mức phạt vi phạm có thể lên tới 200 triệu đồng.

           Ngoài ra, có một số hình thức phạt bổ sung khác như thu hồi giấy phép kinh doanh đa cấp quá thời hạn; thu hồi vĩnh viễn giấy kinh doanh đa cấp nếu tổ chức kinh doanh có hành vi trái pháp luật; buộc phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp gây ra; yêu cầu công khai xin lỗi,…

            Tổ chức và cá nhân vi phạm trong lĩnh vực  kinh doanh đa cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

           Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, các cá nhân tổ chức sẽ bị các mức xử phạt khác nhau và có thể bị ngồi tù nếu hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.

- MC: Hiện nay, khi theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi thấy vẫn nhiều trường hợp bị lừa bởi các tổ chức, cá nhân kinh doanh đa cấp biến tướng. Thưa luật sư, giải pháp cho vấn đề này như thế nào?

- Luật sư Hà Kim Tâm: Theo tôi, trước khi tìm ra giải pháp chúng ta phải tìm ra nguyên nhân. Vậy nguyên nhân khiến nhiều người dân bị lừa vào bẫy đa cấp là gì? Theo tôi, có một số nguyên nhân như sau:

+ Một số công ty biến tướng cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi.

+ Chưa thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền của các cơ quan quản lý, vì vậy, việc quản lý trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp còn thiếu đồng bộ.

+  Nhận thức của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa còn hạn chế nên dễ bị dụ dỗ, lừa gạt. Khi bị lừa, họ thậm chí không biết hoặc không dám tố cáo.

Giải pháp để ngăn chặn tình trạng bẫy đa cấp: Theo tôi, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức pháp luật và các thông tin về kinh doanh đa cấp trên các phương tiện truyền thông. Từ đó, các bạn sẽ trang bị được những kiến thức cần thiết về việc kinh doanh đa cấp, tránh việc là nạn nhân của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đa cấp không lành mạnh.

- MC: Vâng. Xin cám ơn Luật sư đã tham gia buổi tọa đàm của chúng tôi. Chúc luật sư sức khỏe và thành đạt!

Để được tư vấn các vấn đề về thủ tục thành lập công ty kinh doanh đa cấp, điều kiện kinh doanh đa cấp, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hà Trần để được tư vấn.

Hotline: 0984 95578, 024.3219.1780

(Nguồn: http://luathatran.vn)


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780