amazing anal sex

Những chất cấm và chất bị giới hạn dùng trong mỹ phẩm là gì, được quy định ở đâu?

Câu hỏi:

Chào luật sư ! Hiện nay tôi đang làm hồ sơ công bố một số sản phẩm gồm kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu... Tôi được biết theo quy định Việt Nam có một số chất bị cấm và giới hạn hàm lượng trong công thức thành phầm. Xin hỏi những chất cấm và chất bị giới hạn là gì, được quy định ở đâu?

Trả lời:

Chào bạn! Chào bạn, câu hỏi của bạn xin được trả lời như sau:

Thành phần các chất có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng được quy định tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được bổ sung thêm thông tin để bạn tham khảo trong cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm

Theo thông tư 06/2011/TT-BYT, ngày 25 tháng 01 năm 2011

Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm được quy định như sau:

- Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.

- Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).

- Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), Ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.

Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:

- Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.

- Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.

- Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.

Hy vọng câu trả lời của Luật sư chúng tôi làm bạn hài lòng.

Nếu bạn còn thắc mắc về thành phần chất hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Thông tin chi tiết xin gửi về:

Công ty Luật Hà Trần

Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Star Tower - Lô D32 Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 04 6664 1456; 04 6664 1457

Hotline: 0984 955786 – 0916161621

E-mail : Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Website: http://luathatran.vn


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780