Đó là nội dung của hội thảo “Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI tổ chức ngày 27/10/2009 tại Hà Nội. Chuỗi hội thảo cùng chủ đề còn diễn ra tại TP.HCM, An Giang, Đà Nẵng nhằm giúp doanh nghiệp (DN) nhận thức đúng về thương hiệu.
Thương hiệu trực tuyếnTheo đại diện Cục Thương mại điện tử và CNTT, Bộ Công thương, mỗi DN có thể chọn những cách khác nhau để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, với DN vừa và nhỏ (DNVVN), Internet được coi là phương tiện giúp các DNVVN phát triển thương hiệu phù hợp với nội dung và mang lại hiệu quả. Thứ nhất, Internet có khả năng tiếp thị trên quy mô toàn cầu bất chấp không gian, thời gian.
Thứ hai, Internet có nhiều hình thức tiện lợi giúp nắm bắt thông tin về khách hàng, từ đó tiếp thị đến đúng đối tượng. Thứ ba, Internet cho phép truyền tải thông tin bằng nhiều phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video, thực tại ảo…) nhằm truyền cảm giác cho khách hàng về nhà cung cấp, sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào việc phát triển thương hiệu trên Internet ra sao? Ông Nguyễn Trần Quang, đại diện công ty Future One chia sẻ, việc đầu tiên cần làm khi áp dụng Internet để phát triển thương hiệu là xây dựng trang web bởi nó giống như một cửa hàng ảo trên mạng. Mỗi trang web cần được định hướng theo hai yếu tố: tên thương hiệu dễ nhớ hay đường dẫn có thể dẫn khách hàng đến trang web dễ dàng.
Ngoài ra, tên miền cũng đóng vai trò quan trọng không kém bởi nó là yếu tố xác nhận thương hiệu. Tên miền nên gắn chặt với thương hiệu, nó có thể là tên giao dịch, tên sản phẩm/dịch vụ của DN. Tuy nhiên, ông Quang nhấn mạnh, vấn đề cốt lõi vẫn là đảm bảo duy trì các giá trị đã cam kết của sản phẩm, dịch vụ.
Những lưu ý khi phát triển thương hiệu trên Internet
- Website là công cụ hỗ trợ kinh doanh, không phải là vật trang trí
- Website DN không phải là một trang tin tức xã hội
- Chú ý đăng ký tên miền và bảo vệ thương hiệu
- Tên miền nên gắn chặt với thương hiệu
Một vấn đề nữa liên quan đến thương hiệu cũng rất cần được chú trọng là bảo hộ thương hiệu. Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ thì tỷ lệ nhãn hiệu của các DN Việt Nam đăng ký tăng trong những năm gần đây, 68% năm 2007 và 49% năm 2008 với hơn 15.000 nhãn hiệu được đăng ký. Tuy nhiên, nhìn chung, nhiều DN vẫn chưa quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu (cơ sở cho các hoạt động thương hiệu).
Không ít DN thờ ơ với hiện tượng hàng giả, hàng nhái. Chỉ khi nhãn hiệu của mình bị chủ thể nước ngoài chiếm đoạt, DN mới “tỉnh giấc”. Lời khuyên của đại diện Cục Sở hữu trí tuệ là DN nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để có thể tối đa hóa sự khác biết của sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng nhận biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của DN tại thị trường quốc tế.
Thậm chí, DN có thể chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu cho các DN khác, giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu.
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm
Email: luatsu@luathatran.vn
Liên hệ với luật sư: 090 419 0080
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780