amazing anal sex

Ai có quyền sở hữu sáng chế?

       Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế, trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra sáng chế thì họ là đồng tác giả.Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế. Vậy ai có quyền sở hữu sáng chế?

       Có những trường hợp tác giả sáng chế đồng thời là chủ sở hữu sáng chế nhưng cũng có những trường hợp tác giả và chủ sở hữu là hai chủ thể khác nhau.


ai-co-quyen-so-huu-sang-che


Tác giả sáng chế có các quyền sau đây:

-    Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế,

-    Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

-    Quyền tài sản của tác giả sáng chế, là quyền nhận thù, cụ thể là:

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

-    Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế, gồm các hành vi: Sản xuất sản phẩm được bảo hộ. Áp dụng quy trình được bảo hộ. Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ

-    Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế, trừ các trường hợp sau:

+ Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

+ Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;

+ Sử dụng sáng chế nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;

+ Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước theo qquy định của pháp luật.

+ Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

-    Định đoạt sáng chế: Chủ sở hữu sáng chế có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế, chuyển quyền sử dụng sáng chế. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về  các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế nhằm cân bằng lợi ích của xã hội, vì những mục đích công cộng hay đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.

(Bài viết này thuộc Bản quyền hợp pháp của Luật Hà Trần và các đối tác, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức)


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780