Hỏi: Thưa luật sư, Tôi đang có ý định đi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tôi có thắc mắc muốn hỏi luật sư thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp mong luật sư giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Trang
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng, quan tâm đến dịch vụ và gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Sau đây tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ (khác biệt ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản so với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ). Vệc xác định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ căn cứ theo bằng độc quyền kiểu đáng công nghiệp.
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thể hiện ở hai dạng sau đây:
- Trên sản phẩm hoặc bộ sản phẩm bị ghi ngờ xâm phạm có các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể thuộc phạm vi bảo hộ xác định bằng văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
- Trên sản phẩm hoặc bộ sản phẩm bị ghi ngờ xâm phạm có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể về cơ bản không khác biệt với tổng thể các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công ngiệp.
Ví dụ trong trường hợp sau đây:
Công ty A đăng ký bảo hộ kiểu dáng là chiếc ghế gấp bằng gỗ đã được cấp văn bằng bảo hộ số bằng là 3-0000127-000.
Hình vẽ như sau:
Nhưng lại có một công ty khác (B)cũng muốn đăng ký kiểu dáng ghế gấp này như có kích thước và cao hơn so với kiểu dáng của công ty A. Như vậy công ty B sẽ không được bảo hộ vì kiểu dáng không khác biệt đáng kể so với A vì kích thước và chiều cao không thể phân biệt được sự khác nhau. Như Vậy sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hành vi này sẽ bị coi là xâm phạm quyền đố với kiểu dáng công nghiệp.
(Bài viết này thuộc Bản quyền hợp pháp của Luật Hà Trần và các đối tác, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức)
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm
Email: luatsu@luathatran.vn
Liên hệ với luật sư: 090 419 0080
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780