Hỏi: Thưa luật sư, Tôi đang mở một cửa hàng bán mỹ phẩm, hôm qua bạn tôi có tới chơi và hỏi tôi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa? Vậy tôi có nên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không? Thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? Bị xử phạt như thế nào ? Mong luật sư có thể đưa ra ví dụ để giải đáp thắc mắc giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Lan
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ bên công ty chúng tôi. Sau đây tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Tại khoản 1 – điều 129 – luật sở hữu trí tuệ 2005 đã nêu rõ các hành vi được coi là xâm phạm đối với quyền nhãn hiệu. Bao gồm các hành vi sau:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ từ thực tế như sau: Công ty TNHH Việt Nam FOREMOST đã được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột thuộc nhóm 29.
Nhưng công ty TNHH Trường Sinh sử dụng nhãn hiệu “Trường Sinh & hình” cho sản phẩm sữa đậu nành. Người tiêu dùng khi đi mua sữa nước nhãn hiệu “Trường Sinh” nếu gặp sữa đậu nành nhãn hiệu “Trường Sinh” sẽ làm cho khách hàng nhầm lẫn có thể họ coi đây là của cùng một nhãn hàng vì hai sản phẩm này đều cùng mục đích sử dụng.
=> Như vậy, có tới 3 chỉ tiêu ( công dụng, chức năng; kênh thương mại; khả năng lẫn lộn của người tiêu dùng) xác nhận sự tương tự của sữa và sữa đậu nành. Và nhãn hiệu “Trường Sinh & hình” cho sản phẩm sữa đậu này của công ty Trường Sinh đã có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu.
Hình thức xử phạt
Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định:
"...15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa..."
Liên hệ luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ:
Hãy liên lạc với luật sư của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ – CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN
0984.955.786 Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Hãy gọi cho Luật sư những điều bạn cần
(Bài viết này thuộc Bản quyền hợp pháp của Luật Hà Trần và các đối tác, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức)
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm
Email: luatsu@luathatran.vn
Liên hệ với luật sư: 090 419 0080
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780