amazing anal sex

Cần có Luật về Phòng, chống tra tấn

can-co-luat-ve-phong-chong-tra-tan1Theo ĐBQH Đỗ Văn Đương việc trình Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người là cần thiết. Việc phê chuẩn cũng phù hợp với xu hướng chung và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan cũng như những người liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

PV báo Đời sống và Pháp luật đã trao đổi với nhiều chuyên gia pháp lý để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan. Đặc biệt là việc chống bức cung, nhục hình thời gian qua...

Những con số đáng suy ngẫm

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho biết, trong các báo cáo gần đây của Bộ Công an, VKSND Tối cao và TANDTC gửi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều khẳng định, "hiện tượng bức cung, dùng nhục hình vẫn xảy ra". "Riêng tội dùng nhục hình có xu hướng gia tăng". Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã khẳng định: "Khi tiến hành hoạt động điều tra, vẫn còn hiện tượng điều tra viên bức cung, dùng nhục hình, có trường hợp dẫn đến hậu quả chết người". Tuy nhiên, theo số liệu thống kê chính thức, số vụ án về hai tội danh này được khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử không nhiều. 

Kể từ năm 2010, VKSNDTC đã thụ lý điều tra 13 vụ/39 bị can về tội dùng nhục hình, không khởi tố vụ nào về tội bức cung. Đối tượng phạm tội đều trong ngành công an, chủ yếu phát sinh trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, có vụ gây hậu quả nghiêm trọng (ba vụ dùng nhục hình gây chết người). Đồng quan điểm, TS. Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ môn Tội phạm học, khoa Luật Hình sự, Đại học Luật TP.HCM cho rằng, trên thực tế, tội phạm dùng nhục hình bị phát hiện, xử lý ở Việt Nam không nhiều.

TS. Thanh phân tích, sở dĩ như vậy là do hành vi dùng nhục hình được thực hiện trong không gian điều tra khép kín: Giam, giữ, lấy lời khai, hỏi cung, nên ít người biết, không có người làm chứng. Nạn nhân ở "thế yếu", họ chính là người bị bắt, bị can, bị cáo hoặc phạm nhân bị cách ly, không có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài nên không đủ chứng cứ, điều kiện chứng minh hoặc tố cáo mình bị dùng nhục hình.

Bên cạnh đó, những cán bộ dùng nhục hình thường bao che cho nhau... Vụ án dùng nhục hình thường chỉ được "rõ" khi hậu quả để lại rất nghiêm trọng như nạn nhân chết, bị tổn hại nặng về sức khỏe hoặc bị oan. Tội phạm dùng nhục hình thường được thực hiện đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, phạm nhân của các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng...

Nhận diện giai đoạn nhạy cảm dễ phát sinh hành vi "tra tấn"

Một trong những điều đáng quan tâm khi tiến hành thủ tục tố tụng là quá trình tiến hành thu thập chứng cứ. TS. Võ Thị Kim Oanh, Trưởng khoa Luật Hình sự, Đại học Luật TP.HCM cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ sử dụng chứng cứ để chứng minh, xác định sự thật vụ án. Và phải khẳng định một điều rằng, trong các giai đoạn tố tụng, giai đoạn điều tra đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập chứng cứ. Hệ thống các chứng cứ thu thập được, sẽ là "công cụ" được sử dụng trong suốt quá trình chứng minh vụ án.

Trong đó, hoạt động hỏi cung bị can là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đây là một hoạt động khá phức tạp và nhạy cảm. Bởi để hỏi cung bị can mang lại hiệu quả, thu được chứng cứ có giá trị chứng minh cao thì ngoài việc được tiến hành theo trình tự do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, còn cần phải có sự kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, tác động trực tiếp đến tâm lý bị can trong quá trình hỏi cung. Việc tác động tâm lý bị can, nắm bắt được tâm lý bị can giúp cho quá trình hỏi cung đạt được hiệu quả cao, nhằm thu được lời khai đúng và đầy đủ.

Theo TS. Oanh, chính điều này, nếu được thực hiện bằng cách thức không phù hợp thì lại dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực, trái pháp luật ví dụ như hành vi bức cung, hoặc dùng nhục hình trong quá trình hỏi cung. Nhìn chung, các quy định của luật đã thể hiện trình tự, thủ tục hỏi cung tương đối chặt chẽ, hợp lý đảm bảo tính khách quan trong thu thập chứng cứ từ hoạt động hỏi cung bị can.

Đồng thời, pháp luật nước ta quan tâm rất nhiều về vấn đề "chống tra tấn" trong khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can. Tuy nhiên, với thực tiễn hiện nay về vấn đề hỏi cung bị can, hệ thống các quy định của pháp luật về hỏi cung bị can hiện nay còn có một số điểm hạn chế cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Đây cũng chính là nguyên nhân dễ dẫn đến hành vi "tra tấn" khi hỏi cung bị can.

Thế nào là hậu quả nghiêm trọng?

Cũng theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, trong quá trình xét xử tội dùng nhục hình và tội bức cung, các tòa án gặp một số vướng mắc cũng như phát hiện một số điểm chưa hợp lý trong quy định về hai tội danh này. Các vướng mắc và các điểm chưa hợp lý đã được TANDTC thể hiện phần nào trong báo cáo gửi ủy ban Tư pháp của Quốc hội mới đây. Theo đó, dấu hiệu "trong hoạt động điều tra" đang được hiểu không thống nhất.

Thực tiễn có thể hiểu hoạt động điều tra là thuộc giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự và do vậy, hoạt động này chỉ bắt đầu sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Trái lại, thực tiễn cũng có thể hiểu hoạt động điều tra trong quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) có thể bao gồm cả hoạt động trước khi có quyết định khởi tố vụ án. Đến nay vẫn chưa có ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.

Bên cạnh đó, dấu hiệu "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng" và "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là các dấu hiệu định tính, khó có thể có sự thống nhất trong cách hiểu khi áp dụng. Theo đó có thể có các câu hỏi được đặt ra: Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân, hay chết người... có thuộc một trong các hậu quả này hay không? Khi nào xử thêm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác?...

TS. Thanh cho biết, hậu quả của tình hình tội phạm dùng nhục hình, trước hết xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi các hoạt động tư pháp. Nghiêm trọng hơn, tội phạm dùng nhục hình gây ra thiệt hại về thể chất, tinh thần nạn nhân, trong đó có những vụ án oan gây bức xúc dư luận.

Phải có luật Phòng, chống tra tấn như nhiều luật khác

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho rằng khi tội danh tra tấn được quy định thì tội dùng nhục hình không còn cần thiết, vì các hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội dùng nhục hình đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tra tấn. Còn tội bức cung cần được giữ lại và nội dung của nó cần được hoàn thiện vì hai lý do.

Một là hành vi "buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật" của tội bức cung là hành vi làm thay đổi kết quả điều tra, truy tố, xét xử không đúng với thực tế, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, tội bức cung thực sự là một tội danh cần thiết thuộc chương Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Để có thể chống hành vi tra tấn có hiệu quả đòi hỏi không chỉ hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự mà phải hoàn thiện đồng bộ cả pháp luật tố tụng hình sự cũng như pháp luật về phòng ngừa hành vi tra tấn nói chung. Đồng thời, cần phải rà soát và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự phục vụ hoạt động chống tội tra tấn cũng như phải xây dựng bổ sung các văn bản pháp luật phục vụ việc phòng ngừa tội phạm này.

Với tính chất có tính tổng thể như vậy vấn đề nội luật hoá Công ước nên được thực hiện trước hết qua Luật Phòng, chống tra tấn, tương tự như các luật phòng, chống khác đã được ban hành như: Luật phòng, chống mua bán người (2011); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007); Luật Phòng, chống tham nhũng (2005)...Trong trường hợp chưa ban hành Luật Phòng, chống tra tấn cũng như trong trường hợp BLHS sửa đổi vẫn không cho phép các luật được quy định tội phạm thì tội tra tấn sẽ được xếp vào chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (theo tên gọi hiện nay).

Ngày 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Đây được xem là một sự kiện quan trọng bởi nó sẽ góp phần vào việc hoàn thiện các khung pháp lý của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nguồn: Pháp luật đời sống


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: