Với trường hợp chậm làm sổ đỏ cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên trong thời hạn trên 1 năm thì mức phạt cao nhất là từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Chậm làm thủ tục cấp sổ đổ cho dân có thể bị phạt lên tới 1 tỷ đồng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Cụ thể, đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng.
Trong đó, mức phạt cao nhất từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng sẽ được áp dụng đối với trường hợp chậm làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên từ trên 12 tháng trở lên.
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chính phủ cũng quy định, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với các hành vi như đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (tại khu vực nông thôn) sẽ bị xử phạt ở mức thấp nhất với khung phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; hành vi không đăng ký đất đai lần đầu...
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ 25/12/2014.
Nguồn: Đời sống pháp luật
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm
Email: luatsu@luathatran.vn
Liên hệ với luật sư: 090 419 0080
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780