amazing anal sex

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

      Việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo thuận lợi khá lớn cho việc nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam và cả khía cạnh tăng trưởng kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam đứng trước những thách thức không nhỏ, trong đó thách thức từ những yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) của TPP sẽ khắc nghiệt hơn nhiều so với WTO yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn trong thời gian tới đặc biệt là nhãn hiệu, sáng chế, bản quyền để phù hợp với cam kết trong TPP. Vấn đề là chúng ta có nắm bắt được cơ hội này hay không và chúng ta phải làm như thế nào để phát triển cơ hội thành hiện thực.Vậy chúng ta cần phải hiểu rõ các quy định trong TPP để có chính sách, chiến lược hợp lý.

hiep-dinh-doi-tac-xuyen-thai-binh-duong

1. TPP là gì?

TPP viết tắt của cụm từ trong tiếng anh Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, tức là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. TPP là mô hình mới về hợp tác kinh tế, vừa có tính toàn diện, vừa có mức độ cam kết sâu và rộng. Việc tận dụng được cơ hội để hạn chế và vượt qua thử thách sẽ thúc đẩy hoạt động Sở hữu trí tuệ (SHTT) trước thềm hội nhập một cách mạnh mẽ hơn, công bằng hơn.

2. Mục tiêu:

Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vào việc tạo thuận lợi qua lại của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, có lợi cho phúc lợi kinh tế xã hội, và tạo ra cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ các yêu cầu bảo hộ về SHTT cao hơn đòi hỏi chính phủ phải điều chỉnh hợp lý các văn bản pháp lý phù hợp với yêu cầu trong TPP.

3. Nguyên tắc.

3.1. Các bên có thể xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp của mình nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng, thúc đẩy các lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có vai trò tối quan trọng đối với phát triển công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của nước mình, với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với các quy định của Chương này.

3.2. Các biện pháp thích hợp cần thiết, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu hay việc sử dụng các biện pháp không cần thiết nhằm hạn chế thương mại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển giao công nghệ quốc tế.

4. Nội dung

4.1 Nhãn hiệu hàng hóa và các chỉ dẫn địa lý.

        Điều ước này đòi hỏi phải đơn giản hóa thủ tục, xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên có một số điều trong đó mà Việt Nam chưa thể đáp ứng được ngay do điều kiện của cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.Về mặt đối tượng, các nước yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi, đến nay thì Việt Nam chỉ mới bảo hộ được nhãn hiệu nhìn thấy được. Đối với chỉ dẫn địa lý, trong hiệp định yêu cầu phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tức là tên gọi của các địa phương dùng để chỉ dẫn hàng hóa, những đặc sản của vùng miền phải được bảo hộ như nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu cá thể. Như vậy thì có nguy cơ chỉ dẫn địa lý của cộng đồng sẽ bị thuộc những người đăng ký trước. Ở đây, nếu như có ai đó đã đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu thì người đó sẽ có quyền chống lại các chỉ dẫn địa lý khác.

4.2. Sáng chế

Đối tượng bảo hộ mới như: phương pháp phòng và chẩn đoán bệnh, hay bảo hộ thực vật, động vật, các quá trình sản xuất thực vật, động vật bằng quy trình sinh học. Tất cả những đối tượng này là những đối tượng được phép loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế mà WTO đưa ra. Tiêu chuẩn bảo hộ thấp hơn so với hiện tại. Kéo dài thời gian bảo hộ

4.3. Bản quyền tác giả.

     Thời hạn bảo hộ được kéo dài lên rất cao, bằng cuộc đời của tác giả cộng với 70 năm, trong khi của Việt Nam là 50 năm, và nếu không tính theo cuộc đời tác giả, thì đòi bảo hộ đến 95 năm sau khi công bố và không quá 120 năm. Nội dung bảo hộ bản quyền cũng được mở ra rất rộng, và thậm chí đối với những hành vi không phải là xâm phạm quyền.

4.4. Thực thi

      Tiêu chuẩn thực thi đưa ra một cách nghiêm ngặt đối với quyền sở hữu trí tuệ từ biện pháp thủ tụchành chính dân sự và hình sự. Về dân sự thì có các điều như chế tài hay biện pháp xử lý hàng hóacó thiên hướng giống như là hình sự.

     Như vậy đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết về các điều mà Hiệp định đưa ra tránh những trườnghợp phát sinh.

Tệp đính kèm [Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương]

Liên hệ luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ:

Hãy liên lạc với luật sư của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ – CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0984 955786. E-mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. /ip@luathatran.vn


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: