amazing anal sex

Tư vấn về việc bị đánh cắp bài viết thủ tục xử lý như thế nào?

         Hỏi: Mong luật sư có thể giải đáp câu hỏi của tôi: tôi là sinh viên năm cuối của trường Học viện Báo chí Tuyên truyền tôi làm cộng tác viên cho một số báo có nhiều bài đã được đăng tải. Nhưng tôi có phát hiện một tờ báo online có đăng tải bài viết của tôi với tên tác giả là người khác.Vậy làm thế nào để tôi có thể lấy lại quyền lợi của mình?

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

 Người gửi: Lan

danh-cap-bai-viet-thu-tuc

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Nội dung phân tích:

Khoản 1 điều 4 luật sở hữu trí tuệ quy định :"Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng."

Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì các tác phẩm báo chí là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ.

Căn cứ vào điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ  thì quyền tác giả được bảo hộ bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

"Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm."

Trong trường hợp của bạn,  có 1 bài viết của bạn bị đánh cắp và đăng tải bải viết đó trên 1 tờ báo online với tên tác giả là người khác. Đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.  Do đó theo Khoản 1 điều 198 Luật sở hữu trí tuệ quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

"a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình."

 Bài viết của bạn chưa được đăng tải ở bất cứ báo nào khác. Nên trong trường hợp này bạn cần thực hiện các bước sau:

- Thu thập tài liệu chứng minh bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của bạn

- Gửi yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Trong trường hợp bên vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm bạn có thể làm đơn khởi kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến tòa án. Thủ tục khởi kiện được tiến hành theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011.

Khoản 1 Điều 33 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định:

"1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này."

Và khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định:

"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản." .

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có trụ sở của tờ báo đó để giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật trong luật sở hữu trí tuệ và thông tin do quý khách hàng cung cấp.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Liên hệ luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ:

Hãy liên lạc với luật sư của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ – CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

04.6664.1456/ 0984.955.786

 Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: