amazing anal sex

Tòa án có xử ly hôn được không khi tôi không ký vào đơn xin ly hôn của vợ?

Tòa án có xử ly hôn được không khi tôi không ký vào đơn xin ly hôn của vợ? 

Khách hàng gửi câu hỏi đến hòm thư của Luật Hà Trần như sau:

Kính chào quý vị Luật sư của Luật Hà Trần. Tôi hiện đang gặp phải tình huống hết sức trớ trêu là vợ đã lập sẵn đơn ly hôn, chỉ chờ tôi ký là cả hai cùng ra tòa giải quyết. Nguyên nhân là dạo này vợ chồng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn do bất đồng ý kiến về việc nuôi dạy con cái cũng như việc gia đình hai bên. Cô ấy mệt mỏi và muốn tôi giải thoát cho cô ấy, đồng thời cũng muốn nhận nuôi hai con chung của chúng tôi (một cháu 14 tuổi và một cháu 10 tuổi). Tôi không muốn ly hôn và muốn dùng biện pháp hòa giải để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình nhưng cô ấy nhất quyết muốn ly hôn với tôi. Xin quý luật sư giải đáp giúp tôi về ly hôn đơn phương, liệu vợ tôi có thể ly hôn khi không có chữ kí cũng như sự có mặt của tôi tại tòa không? Và nếu vợ tôi được xử ly hôn đơn phương thì tôi có được nhận nuôi cả hai con của mình không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

khong-muon-ky-don-xin-ly-hon

Không ký đơn xin ly hôn thì người vợ có đơn phương ly hôn được không?

Luật Hà Trần xin được trả lời câu hỏi:

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Hà Trần chúng tôi. Nội dung câu hỏi của anh đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

+ Thứ nhất, có phải ký vào Đơn xin ly hôn không?

Căn cứ Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trường hợp Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì vợ của anh có quyền nộp Đơn ly hôn ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, anh là người không muốn ly hôn, nên anh không bắt buộc, không có nghĩa vụ phải ký vào đơn ly hôn của vợ. Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, tòa án sẽ tiến hành quá trình hòa giải, thương lượng và giải quyết các vấn đề tranh chấp của vợ chồng anh.

+ Thứ hai, Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau khi ly hôn:

Căn cứ tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, quyền nuôi con về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên mẹ được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Con từ đủ 3 đến dươí 7 tuổi thì quyền nuôi con là ngang nhau, có xét đến yếu tố kinh tế, tình cảm, về khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Con từ đủ 7 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con bằng văn bản, dựa trên mong muốn và quyền lợi về mọi mặt của con. Các con của anh đều đã lớn hơn 7 tuổi vì thế việc chia sẻ quyền nuôi con nếu vợ chồng anh ly hôn sẽ dựa trên nguyện vọng của các cháu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, đội ngũ luật sư tư vấn của chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp chúng tôi theo địa chỉ liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

- VP Hà Nội: Tầng 5, tòa nhà 121- Đ. Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 024 32191780 - 0916161621

- VP TP Hồ Chí Minh: Lầu 3 phòng 03.12A tòa nhà Kingston, số 146 đường Nguyễn Văn Trỗi (223 Hoàng Văn Thụ) Q. Phú Nhuận, TP.HCM.

Tel: 028 36366082 Công bố mỹ phẩm: 0916161621.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 0904 190080

Website: luathatran.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780