Hiện nay em gái tôi đang nghỉ chế độ thai sản được 2 tháng (lần 2). Trước khi nghỉ chế độ thai sản thì mức lương hàng tháng là 4.000.000đ (bốn triệu đồng). Nhưng kể từ khi Nghỉ chế độ thai sản thì mức lương hàng tháng chỉ còn khoảng 750.000đ/tháng (đã được thanh toán hai tháng 10, 11). Em gái tôi có thắc mắc với kế toán trường là tại sao mức lương của em lại thấp vậy thì được chị kế toán trả lời là: “Nghỉ chế độ thai sản thì không được hưởng tiền khu vực”. Em gái tôi cũng không biết rõ trường hợp của em được hưởng mức lương như vậy là có đúng không. Vì lần nghỉ sinh trước thì em vẫn được thanh toán với mức lương là 1.200.000đ/tháng.
Vì em gái tôi cũng như tôi không biết là chế độ nghỉ thai sản theo quy định mới là như thế nào nên kính mong quý luật sư tư vấn cho tôi được rõ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bài viết cùng chủ đề:
Trả lời:
Cơ sở pháp luật:
Luật bảo hiểm xã hội 2006
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nội dung phân tích:
Để biết được mức hưởng bảo hiểm thai sản như vậy đã hợp lý hay chưa? Bạn có thể căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2006:
“Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Căn cứ Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc tính mức hưởng cụ thể như sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi |
= |
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ |
Trong đó, mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, được tính: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Ví dụ 3: Chị C sinh con vào ngày 5/2/2007, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 900.000 đồng/tháng
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 01/2007 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 1.200.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(900.000 x 2) + (1.200.000 x 4) |
= |
1.100.000 (đồng/tháng) |
|
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C là 1.100.000 đồng/tháng.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đó đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.
Ví dụ 4: Chị D bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5/2007, đi đặt vòng tránh thai vào ngày 21/5/2007, mức tiền lương tháng 5/2007 là 1.500.000 đồng. Chị D được lấy mức tiền lương tháng 5/2007 (1.500.000 đồng) để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai.
Dựa vào những quy định cụ thể trên, bạn có thể biết được mức hưởng bảo hiểm thai sản của em mình.
Trân trọng cám ơn!
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT
Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm
Email: luatsu@luathatran.vn
Liên hệ với luật sư: 090 419 0080
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780