amazing anal sex

Những tranh chấp nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

 Hỏi:

 Thưa luật sư như thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, luật sư có thể đưa ra các tình huống từ thực tế khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu phải làm gì và những tổn hại về mặt kinh tế cũng như thương hiệu khi phát sinh tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

 Xin chân thành cảm ơn!

 Người gửi: Nam

nhung-tranh-chap-nhan-hieu-vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue

Trả lời:

Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi

Sau đây tôi xin được trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Việc xác định một hành vi có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ được căn cứ vào kết quả so sánh các nội dung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó và các thông tin liên quan đến hành vi bị coi là xâm phạm quyền.

1. Trường hợp thực tế:

Nhãn hiệu “AQUAFINA” được bảo hộ: có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 41971 cấp ngày 09/07/2002 bảo hộ nhãn hiệu “AQUAFINA, hình” cho sản phẩm thuộc nhóm 32 là bia, nước khoáng và nước có ga. Nhưng trên thị trường lại xuất hiện một nhãn hiệu là “AQUAVISA” cũng cùng nhóm 32 như vậy nhãn hiệu này đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ như sau:

- Về nội dung: nhãn hiệu AQUAVISA cũng gồm có 8 ký tự nhưng đã có tới 6 ký tự trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ AQUAVISA. Cách phát âm của hai nhãn hiệu này cũng gần trùng nhau và có thể gây nhầm lẫn với AQUAFINA.

- Về ý nghĩa của nhãn hiệu: cả hai nhãn hiệu đều không có ý nghĩa.

- Về hình thức thể hiện: nhãn hiệu vi phạm “AQUAVISA” có hình thức thể hiện

là sự bắt chước có chủ ý nhãn hiệu AQUAFINA với hai chữ A ở đầu và cuối nhãn hiệu được thiết kế lớn hơn các thành phần chữ khác của nhãn hiệu

 Như vậy nhãn hiệu AQUAVISA đã xâm phạm quyền và nhãn hiệu

AQUAFINA có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối với một số đối tượng như: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý thì các hành vi xâm phạm không chỉ tác động đến các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xã hội, do vậy khi tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp hoặc phát hiện hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.

       Trong số các biện pháp bảo vệ nêu trên, biện pháp khởi kiện ra tòa án để giải quyết bằng thủ tục dân sự đáng được coi trọng . Đây là biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

2. Những tổn hại về mặt kinh tế cũng như thương hiệu khi phát sinh tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 6 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ thì: “trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xẩy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ”.

Thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ gồm có:

i)thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

ii) thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

iii) Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể

Quyền sở hữu công nghiệp phải chịu do hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Liên hệ luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ:

Hãy liên lạc với luật sư của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ – CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Tổng đài 24/7: 1900 6245

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: