amazing anal sex

Tư vấn việc thông báo sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Khi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, Quyền tác giả hay quyền khác thì tuỳ theo nhu cầu và nhà tư vấn mà chúng ta áp dụng các biện pháp, phương án phù hợp.

vi-pham-nhan-hieu-da-duoc-bao-ho

 1. Chứng minh tư cách chủ thể và chuẩn bị tài liệu:

Cần chuẩn bị tài liệu sau:

- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.

- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng license (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu) đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

- Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc

- Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);

- Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân/tổ chức, địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

Nếu quí độc giả nhờ tổ chức dịch vụ (ví dụ Công ty Luật Hà Trần ) giải quyết thì cần.

Xác lập tư cách đại diện của Công ty Luật Hà Trần , khách hàng cần ký Hợp đồng dịch vụ và ủy quyền, trong đó có thể hiện Công ty Luật Hà Trần là đại diện trước cơ quan chức năng, chủ thể xâm phạm… thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho quý vị tại Việt Nam/ Quốc tế. Đồng thời cung cấp các tài liệu tương tự phía trên.

2. Xác minh thu thập chứng cứ

2.1. Thu thập thông tin xâm phạm qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ).

2.2. Xác minh thông tin chủ thể có dấu hiệu xâm phạm.

2.3. Xác minh nơi lưu trữ hàng hoá xâm phạm.

2.4. Xác minh khách hàng (tổ chức) mua hàng của chủ thể xâm phạm và các chủ thể liên quan.

2.5. Xác minh thiệt hại.

2.6. Xác minh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc gia hoặc Quốc tế (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ), xem chủ thể xâm phạm có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự gây nhầm lẫn hoặc có ý đồ xâm phạm thì kịp thời khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

2.7. Giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy mức độ vị phạm vừa phải và chủ thể vi phạm có thiện chí thì không cần thiết phải tiến hành giám định (tuân thủ yêu cầu cảnh báo đầu tiên).

Nếu giám định thì cần chuẩn bị các tài liệu:

-          Tờ khai theo mẫu (Công ty Luật Hà Trần cung cấp);

-          Giấy ủy quyền (Công ty Luật Hà Trần cung cấp);

-          Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể như phần 1;

-          Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);

Thời hạn giám định khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định

3. Cảnh báo vi phạm

Dựa trên kết quả xác minh thu thập chứng cứ, tình hình vụ việc mà chúng ta lựa chọn thực hiện tuần tự hoặc đồng bộ các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền.

Cảnh báo vi phạm

Chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua Công ty Luật Hà Trần phát hành công văn cảnh báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả.

Lưu ý: Biện pháp này không phải là biện pháp bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành.

 (Bài viết này thuộc Bản quyền hợp pháp của Công Ty Luật Hà Trần và các đối tác, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức) 


Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: